Cách phân biệt lạp xưởng tươi và khô

Cách phân biệt lạp xưởng tươi và khô

Kích thước lạp xưởng

Mỗi khúc lạp xưởng tươi thường khác ngắn, có chiều dài từ 10 – 15 cm, cỡ một ngón tay. Loại này được đựng trong túi đóng gói sẵn hoặc cột theo dây. Trong khi đó, kích thước của lạp xưởng khô lại rất đa dạng, có thể dài hoặc ngắn.

Màu sắc đặc trưng

Để nhận biết lạp xưởng tươi và lạp xưởng khô nhanh chóng, bạn có thể dựa vào màu sắc của sản phẩm. Loại tươi có màu đỏ hồng của thịt tươi trông rất đẹp mắt. Thêm vào đó là các các hạt tiêu có kích thước lớn nhỏ khác nhau, mùi thơm không lẫn với bất kỳ loại thực phẩm nào khác nhờ được ủ bằng rượu đặc chế. Lạp xưởng khô sẽ có màu đỏ đục, tối màu hơn do sử dụng phẩm màu. Thịt bên trong khô, không được trong.

Mùi hương của lạp xưởng

Lạp xưởng tươi chủ yếu được tẩm ướp bằng rượu Mai Quế Lộ, rượu trắng cùng nhiều loại gia vị khác nhau. Nhờ đó có mùi thơm đặc trưng, nồng đượm. Dù được chế biến như loài tươi nhưng lạp xưởng khô lại trải qua khơi nắng, bảo quản lâu ngày nên mùi hương này phần nào sẽ bị thuyên giản hoặc không có mùi.


Lạp xưởng tươi giữ được nguyên vẹn mùi hương của gia vị

Độ cứng, lớp vỏ ngoài

Bạn có thể thử dụng 2 ngón tay bóp nhẹ vào lạp xưởng và cảm nhận độ mềm, mịn của chúng. Nếu thấy lạp xưởng mềm, bề mặt vỏ ngoài mịn, trơn láng thì đây là loại tươi. Ngược lại, lạp xưởng khô sẽ có bề mặt sần sùi, cứng chắc hơn.

Mùi vị khi chế biến

Nếu dùng để chế biến món ăn thì lạp xưởng tươi khi chín sẽ có vị hơi ngọt nhẹ, đậm đà gia vị, khi ăn sẽ đỡ ngấy do ít mỡ và cảm nhận rõ được độ xốp mềm đặc trưng của thịt tươi. Còn lạp xưởng khô có vị ngọt, khá nhiều mỡ, khi nhai thịt khá cứng và sẽ thấy ngấy do lượng mỡ nhiều.


Lạp xưởng khô thường khá cứng và dai

Vỏ ruột heo bên ngoài

Như bạn đã biết, lớp ngoài cùng của lạp xưởng được làm từ ruột heo. Đối với loại khô, ruột được xử lý cẩn thận, kỹ lưỡng nên không có mùi ngậy hay gắt dầu. Còn lạp xưởng khô do phơi nắng quá lâu nên thường có mùi nồng, hăng.